Phan tich noi dung thap nhu cau Maslow

Nhiều người đã từng nghe qua tháp nhu cầu maslow nhưng lại không rõ lắm nội dung của tháp, bài viết Phân tích nội dung tháp nhu cầu Maslow sau đây sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quan về tháp và có thể áp dụng nó vào công việc của mình như thế nào nhé

Giới thiệu về tháp nhu cầu maslow
Là mô hình nổi tiếng nổi tiếng về thuyết động lực nhu cầu của con người được nhà tâm lý học Abraham Maslow giới thiệu vào năm 1943, thap gồm 5 tầng thể hiện 5 cấp độ nhu cầu của con người, càng lên cao thì nhu cầu càng phức tạp và cao cấp.

Ngày nay tháp nhu cầu maslow được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống vì nó thể hiện những nhu cầu của con người, nguyên nhân tạo ra động lực làm việc trong cuộc sống. Có thể được áp dụng tháp nhu cầu maslow trong kinh doanh, quản trị nhân sự, học tập, tình yêu, du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

Tháp nhu cầu Maslow cơ bản có 5 tầng khác nhau

Phân tích tháp nhu cầu của maslow cụ thể:
Tìm hiểu thêm các chi tiết tại đây: ứng dụng tháp nhu cầu Maslow

Nhu Cầu sinh lý: đây được xem là tầng thấp nhất nhưng lại bắt buộc phải có để con người phát triển lên tầng tiếp theo và là nền tảng cho cả tháp, chứa những nhu cầu cơ bản về đời sống con người như yêu cầu về thể chất, sinh hoạt, tồn tại (ăn uống, ngủ nghỉ, giữ ấm, tình dục,…)

Nhu cầu an toàn: Khi đã được đáp ứng các nhu cầu ainh lý cơ bản thì con người mong muốn mình được an toàn sức khỏe, tài chính, tính mạng,…nhờ đó mà tinh thần thoải mái, tập trung cống hiến bản thân cho xã hội.

Nhu cầu xã hội: nằm ở tầng thứ ba của tháp nhu cầu maslow, được hình thành sau khi vấn đề sinh lý và an toàn được xử lý, giờ đây mỗi cá nhân sẽ muốn có các mối quan hệ xã hội để tránh buồn chán, u uất hoặc trầm cảm, đó là mối quan hệ gia đình, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp,…

Nhu cầu được kính trọng: bạn sẽ làm gì sau khi yêu và được yêu? Lúc này mỗi cá nhân đều muốn được kính trọng vì khi được người khác tôn trọng tức là minh chứng người đó đã được công nhân về tài năng, sức khỏe, tài chính, đem lại cảm giác an toàn cho người khác

Nhu cầu thể hiện bản thân: đây là nhu cầu nằm ở tầng cao nhất tháp nhu cầu maslow, nhưng người ở tầng nhu cầu này chỉ muốn tập trung cho công việc, được cống hiến và thể hiện bản thân mình, chứng minh mình, lưu lại dấu ấn của mình sau khi thỏa mãn được cả 4 nhu cầu bên dưới.

Đồng nghiệp cũng là mối quan hệ cần thiết mà mỗi người cần có

Tháp nhu cầu maslow mở rộng
Tham khảo thêm chi tiết dưới đây: phân tích tháp nhu cầu của maslow

Mô hình 8 bậc của tháp nhu cầu maslow mở rộng

Trong khi tháp nhu cầu maslow chỉ có 5 tầng thì tháp nhu cầu maslow mở rộng lại có 8 tầng (sau quá trình chỉnh sửa từ 7 lên 8 bậc), những nhu cầu cơ bản của tháp nhu cầu maslow đương nhiên phải có những bổ sung thêm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu về sự siêu nghiệm

Nhu cầu nhận thức (Cognitive needs): Đây là nhu cầu thể hiện cho tri thức, sự hiểu biết của mỗi cá nhân, nhu cầu này đòi hỏi mỗi người phải tự tìm tòi, học hỏi những cái mới để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic needs): Hiểu đơn giản thì đây là nhu cầu được thỏa mãn về cái đẹp, nhu cầu thiên về mặt tinh thần, giúp tạo ra các giá trị thẩm mỹ trong đời sống và thỏa mãn những mong muốn được làm đẹp cho cuộc sống.

Nhu cầu siêu nghiệm: Đây là trạng thái siêu vị kỷ, hướng đến cuộc sống siêu nhiên, nhân đạo, vị tha , bác ái trong cuộc sống.

Lời kết
Chúc bạn tìm được cách áp dụng ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow là gì? vào lĩnh vực mình đang làm việc sau khi đã đọc xong bài viết Phân tích nội dung tháp nhu cầu Maslow nhé